Mỗi làn da đều là những áo giáp được cấu từ những tế bào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường: bụi bẩn, vi khuẩn, ánh nắng chứa tia cực tím độc hại,… Da của mỗi chúng ta hàng ngày phải đối mặt với những nguy cơ gây hại từ môi trường rất lớn để bảo vệ cơ quan nội tại, trực tiếp hứng chịu những va chạm hay xô xát nhiều nhất. Làn da của chúng ta đã bảo vệ ta nhiều thế thì tại sao chúng ta lại không dành chút ít thời gian nhỏ nhoi để bảo vệ và chăm sóc nước da của chính mình. Một làn da khỏe không chỉ mang lại sắc màu đánh giá cao về mặt thẩm mĩ mà nó còn biểu lộ thể trạng hiện tại của chính mỗi người.

Và nói đến cách chăm sóc da, đó không chỉ là chuyện riêng của phái nữ mà nó là vấn đề chung mà mọi giới nên quan tâm để thấu hiểu được cơ địa và lên những kế hoạch chăm sóc tốt nhất vì bất kể ai cũng có khao khát được ngắm nhìn chính mình trong gương với sắc tố rạng rỡ nhất. Việc chăm sóc không gì là cầu kì và khó nhọc, bất kể thành quả nào cũng cần sự kiên trì. Vì thế, hãy dành chút ý thời gian lắng nghe tiếng nói cơ thể đang thể hiện trên làn da của mình.

Bài viết sau sẽ là những phần thú vị và thông tin cơ bản cho loại da nhạy cảm- loại da “khó chiều” nhất cho bất kì chàng trai hay cô nàng nào mắc kẹt những băn khoăn, trở ngại về vấn đề trên da. 

Da nhạy cảm là gì

Như thể hiện trong tên gọi, da nhạy cảm nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng thì sẽ bị kích ứng, bong tróc, mẩn đỏ với các thành phần không thân thiện và điều này sẽ tái hiện lại rất thường xuyên dễ dẫn đến gây kích ứng, viêm da và nếu như chúng ta không hiểu rõ được nguyên nhân, và cách khắc phục thì sẽ dẫn đến kết quả không lường.

1. Các biểu hiện nhạy cảm trên da dễ nhận biết?

 Đây là câu hỏi quen thuộc và là kiến thức đầu tiên chúng ta phải nắm giữ trước khi tìm hiểu về làn da của mình. Đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, da nhạy cảm không phải là bệnh lý nhưng thường là biểu hiện của những bệnh da khác. Bạn thường phát hiện da nhạy cảm khi da bị đỏ hoặc kích ứng khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm như xà phòng, dưỡng ẩm hoặc trang điểm. Da nhạy cảm không phải là vấn đề da quá nghiêm trọng, bạn có thể kiểm soát được bằng vài sự thay đổi đơn giản trong chăm sóc da hằng ngày và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết thường gặp của da nhạy cảm:

  • Da dễ bị ửng đỏ
  • Da dễ nổi mụn và phát ban
  • Làn da bị vỡ mao mạch
  • Da phản ứng với các sản phẩm có mùi hương
  • Da dễ mất độ ẩm
  • Da nhạy cảm với UV,…
  • Da dễ bị ngứa
  • Xuất hiện các mảng da khô

    Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng da mà bạn đang mắc phải, tiến hành kiểm tra da có thể giúp ích hoặc lấy lời khuyên từ dược sĩ của bạn. Cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu để có chẩn đoán bài bản hơn.

2. Vì sao da lại dễ nhạy cảm?

– Tác nhân bên trong:

  • Làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn và hàng rào bảo vệ da thì bị hạn chế hơn của người lớn, làm làn da trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn. 
  • Ngược lại,  cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Điều này có thể dẫn đến việc da dễ bị lão hóa trở nên vì da già đi, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
  • Mất cân bằng hooc môn, kết quả của sự căng thẳng hay quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm tính hiệu quả của hàng rào chức năng của da.
  • Một số người có thể phải chịu đựng làn da nhạy cảm và kích ứng, cụ thể như những người có làn da khô hay da bị tổn thương, mụn và trứng cá đỏ. Các trường hợp trên đều có thể là phản ứng lại với các chất kích thích như nước hoa và chất tạo màu.
  • Dị ứng với các loại thức ăn như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được chẩn đoán và không được điều trị có thể dẫn đến da bị viêm và phát ban. 
  • Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu nước cũng có thể làm da bị khô.

– Tác nhân bên ngoài:

  • Sự thay đổi thời tiết và theo mùa, và nhiệt độ có thể làm tăng tính nhạy cảm của da. Ở thời tiết lạnh, các tuyến hoạt động bên trong da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng axit bảo vệ, dẫn tới da bị khô. Máy sưởi và máy điều hòa cũng có thể gây ra tình trạng này. Ở thời tiết nóng, da sản sinh nhiều mồ hôi khiến da bị khô.
  • Sử dụng nhiều xà phòng và các chất tẩy rửa với những chất có hoạt tính bề mặt có thể gây tổn thương đáng kể đến bề mặt của da, loại bỏ các lipids bảo vệ da và gây ra sự mất cân bằng độ pH tự nhiên của da.
  • Một số các phương pháp điều trị y học như là chữa bệnh bằng tia X và các loại dược phẩm nhất định cũng làm da nhạy cảm tạm thời. Hiện tượng này sẽ hết khi kết thúc điều trị.
  • Có xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán da nhạy cảm không?

Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán dị ứng có đang gây ra tình trạng nhạy cảm ở da hay không. Tuy nhiên, không có một test nào có thể chẩn đoán tất cả các trường hợp nhạy cảm ở da vì có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này.

3. Nam giới có nên quan tâm về da nhạy cảm?

Da nhạy cảm luôn xuất hiện ở cả nam và nữ. Vì vậy, dù ít được nhắc đến, nhưng nam giới vẫn rất cần thiết chăm sóc da cho mình.

4. Một số lời khuyên giúp chăm sóc da mặt nhạy cảm?

  • Trở lại các bước chăm sóc da cơ bản

Các bước chăm sóc da càng đơn giản càng tốt đối với làn da nhạy cảm. Chu trình chăm sóc da của bạn cần đơn giản hơn bao gồm các bước chăm sóc da cơ bản: làm sạch da –  cân bằng da – dưỡng ẩm, dùng thêm kem chống nắng vào ban ngày. Hãy bắt đầu với sữa rửa mặt của bạn, nên lựa chọn sản phẩm 3 không: không chứa nhiều hóa chất, hương liệu hay chất tạo màu. Thay vào đó, khi bạn muốn tìm sữa rửa mặt cho da nhạy cảm, hãy tìm những sản phẩm nhẹ nhàng, dịu nhẹ, có tác dụng cân bằng độ pH tự nhiên của làn da.

  • Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Hãy bảo vệ da quanh năm bằng cách sử dụng kem chống nắng trong thói quen chăm sóc da hàng ngày của bạn. Nên chọn loại kem chống nắng chuyên cho da nhạy cảm, không chứa hương liệu với mức SPF vừa phải (SPF càng cao, nồng độ hóa chất càng cao có thể gây ra kích ứng da).

  • Hiểu rõ nguyên nhân kích ứng và loại trừ tư tưởng “ mỹ phẩm càng nhiều càng tốt”.

Kích ứng da có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất lại chính là vùng da mặt. Lý do khiến da bạn trở nên nhạy cảm thường là do hàng rào chức năng tự nhiên của da bị tổn thương, gây mất nước và cho phép các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong da. Vì vậy, nếu hiểu được các nguyên nhân chính gây kích ứng, làm da của bạn sẽ không bị kích ứng đáng tiếc và sẽ đẹp toàn diện.

  • Tẩy trang trước khi đi ngủ.

  Hãy nhớ luôn tẩy trang trước khi đi ngủ. Nhẹ nhàng làm sạch da của bạn mỗi đêm để cho phép làn da của mình được “thở” và làm mới khi bạn đang say trong giấc ngủ. Đối với làn da nhạy cảm, sử dụng nước tẩy trang sẽ tốt hơn các sản phẩm tẩy trang dạng dầu hay dạng sáp.

  • Sử dụng sửa rửa mặt không tạo bọt

 Sử dụng các sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ và không chứa chất tạo bọt. Một loại sản phẩm làm sạch dịu nhẹ cho khuôn mặt như Soothing Foaming Cleanser sẽ giúp loại bỏ các tạp chất và tái cân bằng độ nhạy cảm với sức mạnh của hoa oải hương.

  • Cấp ẩm cho da ngay lập tức sau khi làm sạch da

 Thông thường sau khi làm sạch da, làn da dễ mất đi một lượng độ ẩm nhất định, điều này dễ làm da nhạy cảm hơn. Cấp ẩm cho da ngay lập tức là điều cần thiết. Bạn có thể sử dụng nước cân bằng để cân bằng lại độ ẩm trên da và dùng kem dưỡng ẩm.

  • Lựa chọn dưỡng ẩm phù hợp

  Có thể sử dụng các loại kem dưỡng dược mỹ phẩm phù hợp với da nhạy cảm. Sản phẩm Soothing Day Care Lotion là loại lotion dưỡng ẩm dạng nhẹ, giúp xoa dịu và giúp bảo vệ da chống lại những kích thích tố từ môi trường hàng ngày. Tuy nhiên mỗi làn da, mỗi độ tuổi sẽ có chế độ chăm sóc và lựa chọn cách dưỡng ẩm riêng, nếu bạn không chắc chắn có thể tham khảo trực tiếp ý kiến của các bác sĩ da liễu.

  • Nghiêm khắc khi sử dụng mỹ phẩm

   Những người có làn da nhạy cảm phải rất cẩn thận khi mua mỹ phẩm cũng như trang điểm. Tuy da nhạy cảm sử dụng mỹ phẩm khó khăn nhưng không có nghĩa là không sử dụng được. Để bảo đảm một cách tốt nhất, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau đây.

  • Lựa chọn những loại phấn vô cơ không chứa chất bảo quản, không chứa màu nhân tạo hoặc hương liệu. Nên lựa chọn kem nền silicone- based để tránh tối đa khả năng gây ra kích ứng.
  • Không sử dụng chung mỹ phẩm với người khác.
  • Không dùng những sản phẩm chống thấm nước như phấn, mascara lỳ vì nó cần một chất tẩy rất mạnh để loại bỏ. Điều này sẽ gây đau rát cho làn da của bạn.
  • Không dùng bút kẻ mặt dạng nước vì chúng có chứa nhựa mủ gây ra dị ứng.
  • Vứt bỏ hết những mỹ phẩm quá hạn sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng, những mỹ phẩm lâu ngày không dùng đến. Thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm.

5. Cách chọn mỹ phẩm như thế nào để giúp hạn chế nguy cơ kích ứng da?

Đối với sữa rửa mặt

Bạn cần lưu ý không sử dụng sữa rửa mặt có chứa acid salicylic hay alpha hoặc là beta hydroxy acid. Tất cả các thành phần hóa học đó đều cho công dụng tẩy da chết khá mạnh nên không phù hợp với làn da nhạy cảm. 

Còn với kem chống nắng

Ngoài công dụng bảo vệ da tránh khỏi các tác động từ tia nắng thì kem chống nắng còn giúp làn da nhạy cảm mỏng không bị bỏng rát. Chị em có thể chọn mua và sử dụng các loại kem chống nắng có thành phần SPF ít nhất từ 30 trở lên sẽ tốt cho da nhạy cảm.

Các thành phần cần chú ý

Hạn chế thành phần hóa học:

  • Hạn chế tối đa sử dụng các loại mỹ phẩm chứa các thành phần bảo quản có nguồn gốc hóa học. Vì những thành phần này rất dễ gây ra sự kích ứng cho làn da mỏng và yếu như da nhạy cảm. Trong đó, chị em cần đặc biệt lưu ý đến thành phần có tên methylisothiazolinone bởi nó có thể gây nguy cơ dị ứng cho da đến 10% trong khi những loại khác chỉ khoảng từ 01% cho đến 02%.

 Cẩn thận với các mỹ phẩm cho da nhạy cảm có mùi hương 

  • Không sử dụng mỹ phẩm chứa cồn hay cho công dụng kiềm dầu.

6. Nên dùng những loại mỹ phẩm nào tránh kích ứng da?

  • Thành phần sản phẩm phải rõ ràng, đầy đủ.

Thành phần trong một sản phẩm được chia ra thành 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ. Nhóm chính là thành phần hoạt động (làm sạch hoặc thành phần dưỡng …), nhóm phụ gồm: cách thành phần bảo quản, tạo màu, tạo độ sánh cho sản phẩm.

Hầu hết mỹ phẩm hiện nay đều dùng các thành phần từ tự nhiên cho nhóm thành phần chính, chúng bao gồm các tinh chất từ thực vật nhẹ nhàng cho da. Nhóm thành phần phụ bạn cần phải quan tâm vì chúng mới chính là nguyên nhân chính khiến da bạn dễ kích ứng và ngày càng dễ kích ứng.

Khi chọn lựa mỹ phẩm cho da nhạy cảm, dễ kích ứng thì bạn nên chọn các loại mỹ phẩm nào thể hiện tất cả thành phần (kể cả thành phần phụ) và tìm hiểu chúng từ các nguồn uy tín.

>> Xem về các thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên lành tính: bấm vào đây!

  • Các bước chăm sóc da đơn giản

Nguyên tắc chăm sóc da dễ kích ứng là càng chăm sóc đơn giản càng hiệu quả. Nếu chăm sóc da quá nhiều bước thì các thành phần trong sản phẩm cản trở sự hấp thụ lẫn nhau, gây lãng phí. Hoặc sự kết hợp giữa các sản phẩm không phù hợp sẽ không phát huy tác dụng mà còn chuyển hóa xấu, gây kích ứng da. Thậm chí quá nhiều bước sẽ làm da bị bí, sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn hoạt động. Botani khuyến khích chăm sóc da dễ kích ứng gồm 3 bước chính là làm sạch, điều trị và dưỡng ẩm.

  •  Làm sạch 

Gồm tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt và tẩy trang. Một lưu ý cho da nhạy cảm là phải dùng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không gây bào mòn. Các sản phẩm làm sạch cho da nhạy cảm không nên có bọt, để tránh những sản phẩm có chứa chất tạo bọt. Chúng cũng không nên chứa Sulphate vì thành phần này gây bào mòn mạnh, gây mất lớp dầu sinh học, mỏng da, làm mất lớp sừng bảo vệ da

  • Các thành phần cần tránh:   

Các thành phần trong kem chống nắng bạn cần lưu ý: nên sử dụng chống nắng vật lý (zinc oxide và titanium dioxide) thay cho các chống nắng hóa học dễ kích ứng da (oxybenzone,  avobenzone, và octinoxate). Thành phần phụ thường không được chú trọng vì chúng làm cho giá thành sản phẩm cao lên nên các hãng mỹ phẩm thường sử dụng thành phần phụ có nguồn gốc từ hoá dầu để giảm giá thành. Trong đó có Paraben, DEA, TEA, PG (propylene glycol), mineral oil, fragrance, Phthalates thường gây thúc đẩy lão hoá dưới ánh nắng mặt trời. Da người thường không tiếp nhận các thành phần nguồn gốc hoá dầu, do vậy, chúng phản đối bằng cách mẩn đỏ, ngứa rát…

7. Làm sao để bảo vệ da trong mùa đông và mùa hè?

Chăm sóc da nhạy cảm vào mùa đông:

Để tránh cho làn da nhạy cảm khô, ngứa, bong tróc vào mùa đông thì bạn nên:

  • Tắm bình nóng lạnh ở nhiệt độ không quá nóng, dùng sữa rửa mặt không chứa xà phòng.
  • Giảm khô da sau khi tắm bằng cách: Làm khô da và thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm.
  • Sử dụng một số loại kem dưỡng có chứa: petrolatum, glycerin, axit linoleic, ceramides.

Chăm sóc da nhạy cảm vào mùa hè

Hãy luôn ghi nhớ da của mình rất dễ bị tổn thương. Do đó, người có da nhạy cảm nên tuyệt đối tránh phơi nắng ngay cả khi đã thoa kem chống nắng.
Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày hè thì nên dùng mũ rộng vành, kính râm và áo chống nắng. Nên dùng kem chống nắng trước 15 – 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 80 phút.

8. Sản phẩm chăm sóc da có dán nhãn “hypoallergenic” có an toàn cho cơ địa nhạy cảm không?

Hypoallergenic – không gây dị ứng, có nghĩa là dị ứng “dưới mức bình thường” hoặc “hơi”, là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch mỹ phẩm vào năm 1953. Nó được sử dụng để mô tả các mặt hàng không gây ra hoặc được cho là gây ra ít phản ứng dị ứng. Các sản phẩm này không tuyệt đối an toàn đối với da nhạy cảm.

9. Ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da không?

Làn da đẹp chính là làn da khỏe. Cho dù, hàng loạt mỹ phẩm bạn đang sử dụng có tốt hay mắc tiền đến mấy cũng không thể phát huy tốt bằng nguồn chăm sóc từ bên trong cơ thể. Cơ thể phải thực sự khỏe mạnh thì chúng ta mới có thể sở hữu một làn da mơ ước được. Vì thế, ăn uống điều độ, chế độ ăn dinh dưỡng không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn hỗ trợ cải thiện làn da.

10. Nhạy cảm da có di truyền không?

Một số bệnh da và tình trạng liên quan đến da nhạy cảm được cho là có tính chất di truyền. Chúng bao gồm mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và bệnh hồng ban. Kích ứng da do phản ứng với các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm hoặc sản phẩm gia dụng không có tính chất di truyền.

Give a Comment